- Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh phổ biến và gây hại nhất ở các nước trồng lúa trên thế giới.
- Ở nước ta, người Pháp lần đầu tiên phát hiện bệnh này ở vùng Bắc Bộ. Hiện nó là đối tượng gây hại lúa nghiêm trọng nhất ở Nhật Bản, An Độ, Philippin và Việt Nam.
- Khi lúa bị đạo ôn cổ bông 1% thì năng suất có thể bị giảm từ 0,7 – 17,4% tùy thuộc vào các yếu tố có liên quan khác nhau.
Bệnh đạo ôn ở lúa |
Hiện tượng và triệu chứng:
- Bệnh đạo ôn có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến lúa chín, thường gây hại ở bẹ lá, lá, lóng thân, cổ bông, gié và hạt.
- Vết bệnh trên lá mạ lúc đầu hình bầu dục nhỏ, sau thành hình thoi màu nâu hồng hoặc nâu vàng.
- Khi bệnh nặng, từng đám vết bệnh kế tiếp nhau làm lúa héo khô hoặc chết. Thông thường vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ vết dầu, sau chuyển màu xám nhạt.
Dấu hiệu bệnh đạo ôn ở lúa |
- Sự phát triển tiếp tục của triệu chứng bệnh thể hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ phản ứng của cây :
- Trên các giống lúa mẫn cảm các vết bệnh to, hình thoi, dày, màu nâu nhạt, có khi có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu nâu xám.
- Trên các giống kháng, vết bệnh là những chấm nâu nhỏ hình dạng không đặc trưng. Ở các giống có phản ứng trung gian, vết bệnh hình tròn hoặc hình bầu dục nhỏ, xung quanh vết bệnh có viền màu nâu.
- Các vị trí khác nhau của bông lúa đều có thể bị bệnh với triệu chứng các vết màu nâu xám hơi teo thắt lại. Vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm thì bông lúa bị lép, bạc lạc. Nếu bệnh xuất hiện muộn khi hạt đã chắc, thì gây hiện tượng gãy cổ bông. Vết bệnh ở hạt không định hình, có màu nâu xám hoặc nâu đen. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn bệnh truyền từ vụ này qua vụ khác.
Môi trường gây bệnh:
- Nấm đạo ôn sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 25-28oC và ẩm đo không khí 93% trở lên. Nhiệt độ thích hợp để nấm sinh sản bào tử khoảng 10-30oC. Ánh sáng âm u thúc đẩy quá trình sinh sản bào tử của nấm. Bào tử nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 24-28oC .
- Quá trình nấm xâm nhập vào cây lúa phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ không khí và ánh sáng. Điều kiện bóng tối, nhiệt độ 24oC và ẩm độ bão hòa là thuận lợi cho nấm xâm nhập.
- Trong quá trình gây bệnh, nấm tiết ra một số độc tố như -picolinic acid (C6H5N2) và piricularin (C18H14N2O3) kìm hãm hô hấp và phân hủy enzyme chứa kim loại của lúa, làm cây chậm phát triển. Nấm đạo ôn có khả năng thích ứng cao, tạo nhiều chủng, nòi khác nhau. Hiện đã phát hiện tới 256 nòi. Ở nước ta, các nghiên cứu cho thấy có mặt khá nhiều nòi đạo ôn (IB, IC, ID, IE, IF và IG) phân bố từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ở các tỉnh miền Bắc, các nòi gây hại chủ yếu là IB, IE, IF, IC – IA -71 và IC – 23. Ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là các nòi IA, ID và IG.
- Nấm đạo ôn thường tồn tại ở dạng sợi nấm và bào tử trong rơm rạ, hạt bị bệnh và trên một số cây cỏ dại. Ở vùng nhiệt đới, bào tử nấm đạo ôn có thể tồn tại quanh năm, có khả năng chuyển từ cây lúa bị bệnh sang các cây ký chủ khác. Những chân ruộng nhiều mùn, trũng ẩm, khó thoát nước, những vùng đất mới vỡ hoang, đất nhẹ giữ nước kém, khô hạn và những chân ruộng có lớp sét nông là phù hợp cho nấm bệnh đạo ôn phát triển.
- Mức độ ảnh hưởng của phân đạm tới bệnh thay đổi tùy theo loại đất, cách thức bón phân và điều kiện thời tiết khí hậu. Bón amonium sunfat nhiều, bón muộn hoăc bón khi nhiệt độ không khí thấp và cây còn non, đều làm tăng tỷ lệ bệnh và mức độ gây hại của bệnh. Phân lân ảnh hưởng ít đến mức độ nhiễm bệnh của cây. Nếu bón đúng còn có thể làm giảm tỷ lệ bệnh. Bón kali trên nền đạm cao sẽ làm bệnh tăng so với trên nền đạm thấp. Phân silic có tác dụng làm giảm độ nhiễm bệnh của cây. Mức độ nhiễm bệnh của cây tỷ lệ nghịch với hàm lượng silic trong lúa. Do đó bón nhiều silic sẽ làm giảm mức độ bệnh của cây.
- Theo một số tác giả, một số giống lúa nếp, hoặc khả năng kháng bệnh của cây lúa bình thường tăng, khi tỷ lệ bón SiO2/N tăng. Giống lúa kháng bệnh chứa nhiều polyphenone hơn ở giống nhiễm bệnh. Trong giống lúa kháng bệnh thấy có sự gia tăng phytoalexin có tác dụng ngăn cản sự phát triển của nấm. Tính kháng bệnh của lúa còn phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa. Các giống đẻ nhánh tập trung, cứng cây, chịu phân, ống rơm dày… có khả năng kháng bệnh tốt. Thí dụ các giống IR 1820, IR 17494, C70, C71, RSB13, Xuân số 2, Xuân số 5, X20, X21, V14, V15, là các giống lúa kháng bệnh đạo ôn. Còn giống NN8, CR203 là giống mẫn cảm (2).
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả bằng chế phẩm sinh học Exin
1- Phòng bệnh - đối với có thời gian sinh trưởng các giống lúa từ 90 - 110 ngày chia thành 4 lần phun, khoảng cách mỗi lần phun cụ thể như sau:
+ Lần 1: trước khi nhổ mạ 10 ngày
+ Lần 2: sau khi cấy 25 ngày
+ Lần 3: sau khi cấy 45 ngày
+ Lần 4: sau khi cấy 60 ngày
Lưu ý: cần phun ướt đều trên lá
2- Trị bệnh
+ Khi thấy bệnh xuất hiện cần phải tiến hành phun ngay, và những lần phun tiếp theo cách nhau 10-15 ngày
Biện pháp canh tác hiệu quả : Để chủ động phòng trừ đạt hiệu quả cao cần làm tốt công tác dự báo bệnh, điều tra theo dõi và phân tích các điều kiện liên quan tới sự phát sinh của bệnh như : nguồn bệnh, diễn biến khí hậu thời tiết, sinh trưởng của cây và điều kiện đất đai, phân bón, cơ cấu giống lúa.
1- Phòng bệnh - đối với có thời gian sinh trưởng các giống lúa từ 90 - 110 ngày chia thành 4 lần phun, khoảng cách mỗi lần phun cụ thể như sau:
+ Lần 1: trước khi nhổ mạ 10 ngày
+ Lần 2: sau khi cấy 25 ngày
+ Lần 3: sau khi cấy 45 ngày
+ Lần 4: sau khi cấy 60 ngày
Lưu ý: cần phun ướt đều trên lá
2- Trị bệnh
+ Khi thấy bệnh xuất hiện cần phải tiến hành phun ngay, và những lần phun tiếp theo cách nhau 10-15 ngày
Biện pháp canh tác hiệu quả : Để chủ động phòng trừ đạt hiệu quả cao cần làm tốt công tác dự báo bệnh, điều tra theo dõi và phân tích các điều kiện liên quan tới sự phát sinh của bệnh như : nguồn bệnh, diễn biến khí hậu thời tiết, sinh trưởng của cây và điều kiện đất đai, phân bón, cơ cấu giống lúa.
- Dọn sạch rơm, rạ cũ và cây cỏ dại mang bệnh ở trên đồng ruộng.
- Bón NPK hợp lý, đúng giai đoạn, không bón N tập trung vào giai đoạn cây lúa dễ nhiễm bệnh. Khi bệnh xuất hiện phải tạm ngừng bón đạm và tiến hành phun thuốc phòng trừ.
- Tăng cường sử dụng giống lúa kháng bệnh.
- Cần xử lý hạt giống bằng nước nóng 54oC trong 10 phút, hoặc bằng thuốc trừ đạo ôn.
- Khi phát hiện bệnh trên đồng ruộng cần tiến hành phun xử lý bằng Kitazin, KaSai, HinoSan, Fuzi-one, Beam…
CÔNG TY TNHH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
(APPLIED BIO-TECHNOLOGY CO., LTD)
Website: www.exinbiotech.com.
Email: exinbiotech@gmail.com
Được tạo bởi Blogger.